Tần số hoán vị và bản đồ di truyền Gen_hoán_vị

  • Từ thời vùng khởi động, ông và các cộng sự đã cho rằng các gen càng nằm gần nhau trên nhiễm sắc thể, thì sẽ liên kết với nhau càng chặt chẽ, ngược lại các gen càng xa nhau thì càng dễ hoán vị nhau trong trao đổi chéo. Do đó, tần số hoán vị gen trong một phép lai phân tích sẽ phản ánh khoảng cách giữa các gen này, gọi là khoảng cách tương đối, chứ không phải là khoảng cách vật lí.
  • Theo đó, phép lai AB//ab × ab//ab mà phát sinh x con lai, trong đó có y cá thể mang kiểu hình tái tổ hợp (Ab//ab và aB//ab) thì tỉ lệ tái tổ hợp = y/x × 100%, và đó là khoảng cách giữa 2 lô-cut này trên nhiễm sắc thể đang xét. Ở thí nghiệm trên của Moocgan, số ruồi con có kiểu hình tái tổ hợp có tỉ lệ = (206 + 185) / (965 + 944 + 206 + 185) × 100% = 17 %, thì khoảng cách giữa B/b với V/v là 17 đơn vị bản đồ (map unit viết tắt là m.u) hay 17 xăng-ti Moocgan (viết tắt là cM, để vinh danh công lao ông).[7],[8]

* * *

Tóm lại, gen hoán vị là các gen a-len đổi chỗ cho nhau trên cặp nhiễm sắc thể tương đồng không chị em do quá trình trao đổi chéo. Quá trình này tạo ra tái tổ hợp di truyền (genetic recombination) phát sinh nhiều tổ hợp tính trạng mới, đồng thời cũng tao ra nhóm gen liên kết mới, có lợi cho quá trình tiến hóa của sinh vật. Thông qua kết quả thu được về tần số tái tổ hợp (cũng gọi là tần số hoán vị gen), mà người ta đã xác lập được bản đồ gen.